Cách nhận biết một cây đàn Guitar tốt
Đây là băn khoăn của rất nhiều người đam mê âm nhạc & muốn bắt đầu bằng đàn Guitar.Nhưng để nhận biết được một chiếc gutar tốt là một việc tương đối khó khăn. Sau một thời gian dài tìm hiểu và phân phối các loại nhạc cụ, Tiến Đạt xin mách các bạn một số mẹo nhỏ để chọn mua được một chiếc đàn Guitar tốt. Trước khi chọn mua bạn nên tìm hiểu qua về đàn Guitar & xác định thể loại nhạc mà mình hướng tới.
1. Chọn đúng loại đàn cho dòng nhạc mình định chơi:
Đàn Guitar Legrap 104
Khi tìm kiếm một cây Guitar, bạn phải chọn đàn theo đúng phong cách nhạc mà bạn chơi & vai trò của bạn trong ban nhạc.:
* Guitar phím lõm – cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ
* Classical Guitar – nhạc Tây Ban Nha, Folk, Jazz, độc tấu, hòa tấu
* Resonator guitar – ban nhạc khiêu vũ, nhạc jazz, blues…
* Electric archtop guitar – nhạc Jazz, có thể chơi những nốt riêng lẻ hoặc độc tấu.
* Guitar điện – nhạc pop, nhạc nhẹ, jazz, blues
* Guitar Aucostic(thép chuỗi) - Folk
Nếu chọn sai đàn, Guitar sẽ không bao giờ cho âm thanh đúng. Như thế bạn sẽ khó có thể học được gì ở dòng nhạc mà mình đang hướng tới.
Khi so sánh Guitar, cách tốt nhất là bạn nên chơi để xem bạn có thực sự hợp với nó. Đừng ngần ngại, hãy nhờ sự tư vấn của những người có kinh nghiệm và người bán hàng đáng tin cậy.
2. Thương hiệu (or nơi làm ra nó) và giá cả:
Đàn Acoustic guitar Yamaha F310-gỗ tự nhiên
Đàn Guitar thương hiệu Yamha hiện đang rất phổ biến trên thị trường
- Thương hiệu: Bạn không nên quá nặng nề về đánh giá thương hiệu của đàn khi mua hàng, mà bạn cần xem xét ở đây là nơi đã làm ra nó. Một người chơi đàn lâu năm đã cho tôi một lời khuyên là: “không phải cứ thương hiệu nổi tiếng là chất lượng đàn sẽ tốt nhất”.
Theo như đánh giá của những người trong nghề, những cây đàn Guitar được sản xuất từ Nhật Bản or USA sẽ có chất lượng cao hơn nhiều so với những cây đàn đến từ Hàn Quốc. Tuy nhiên đàn Nhật Bản sẽ tương đối đắt và hầu như không bao giờ có chuyện giảm giá. Nói chung là chất lượng rất cao nhưng các thương hiệu của Nhật thường không nổi tiếng.
Bên cạnh đó cũng phải nói đến những cây đàn được sản xuất từ Anh là những cây đàn tuyệt vời nhưng với số lượng thấp.
Bạn cũng nên cân nhắc khi chọn mua những cây đàn sản xuất từ Trung Quốc.
- Gía cả: Phải thừa nhận một điều rằng một cây đàn Guitar giá rẻ của bất cứ một thương hiệu nào cũng đều tạo ra những âm thanh không chuẩn, thậm chí là khủng khiếp. Vì thế bạn không nên lựa chọn một cây Guita giá rẻ, nếu không muốn niềm đam mê âm nhạc của mình tắt ngóm vì những giai điệu chẳng ra sao.
3. Một số lời khuyên của những dân chơi Guitar chuyên nghiệp:
Khi chọn mua Guitar cần xem xét một số yếu tố sau:
·Chất liệu làm ra đàn:
-Tất cả nên dùng gỗ nguyên miếng, không nên chọn loại gỗ ván ép, không bền và âm thanh không chuẩn.
-Nếu chỉ độc tấu, và nhất là ở Việt Nam, nên chọn mặt đàn bằng gỗ cây tuyết tùng (top cedar). Tuyết tùng kêu vang, lan tỏa, ấm, hơn nữa ít hấp thu độ ẩm nên rất phù hợp với khí hậu của Việt Nam.
-Vân gỗ trên mặt trước của đàn phải đều, dày, mịn mới là loại gỗ lâu năm.
-Hông đàn và mặt sau đàn (back and side) nên chọn gỗ hồng đào (rosewood).
-Cần đàn bằng gồ mun
Thử âm thanh:
-Thử âm bồi ở tất cả các vị trí, nghe có trong trẻo, rõ như tiếng chuông không.
-Chú ý xem hệ thống Bracing bên trong thùng đàn thế nào, vỗ vào thùng đàn, nghe có to không
-Đánh một hợp âm lên, chú ý nghe rõ độ separation của các nốt có rõ không, hay là chỉ nghe phừng một cái còn chả thấy từng nốt riêng biệt vang lên đâu sất. Đánh các nốt của dây 1, 2, 3 ở các phím đàn cuối, xem âm thanh có vang lâu không hay là tịt ngóm.
-Khi thử âm thanh, nên chọn chỗ càng ồn ào, càng rộng càng tốt, xem tiếng đàn có kêu to và vang không.
-Tốt nhất rủ một người đi cùng, đánh cho mình đứng ở đằng xa nghe.
Kiểm tra một số bộ phận:
-Để xem cần có bị cong hay không, ép dây số 6 ở phím 1 và phím 12, nếu dây đàn tiếp xúc hết các phím còn lại là tốt, còn không thì chọn cây khác để tiếp tục.
-Phím đàn: Các phím làm bằng inoc, khoảng cách giữa các phím là việc của nhà làm đàn. Nhưng phím không được đóng cao quá, sẽ làm khó vuốt dây và di chuyển, thấp quá dễ làm tiếng đàn rè, bấm kêu thành tiếng khá vất vả. Xem kỹ các đầu phím phía mép đàn, phím phải ngay tầm mép, lòi ra hay thụt vào đều không được.
-Dây đàn không được cao quá so với mặt cần đàn. Thấp quá thì rè tiếng (khắc phục bằng cách nâng miếng xương ở ngựa đàn thấp xuống hoặc cao nên nếu đã lỡ mua đàn rồi)
4. Kích thước của một số loại đàn:
Guitar đệm hát (Acoustic)
- Phím đàn hẹp hơn so với guitar Classic
- Thùng đàn hơi mỏng hơn classic, phía trên thường có một miếng hình khuyết để trang trí và tránh làm xướt thùng đàn khi đánh miếng gảy
- 1 số cây, ở mặt bên trên của thùng đàn còn có chỗ để móc dây thiết kế sẵn để móc dây đeo vào đứng đánh
- Đàn có eo thuôn, cần đàn thường dài và nhỏ hơn, đôi khi có khoét lỗ ở thùng đàn.
- Tiếng đàn Guitar đệm hát thường đanh, chơi hợp âm nghe lên rất đều và vang, phù hợp với đệm hát.
Guitar cổ điển (classic)
- Thùng đàn Guitar thường có chiều dầy xác định (khoảng 12cm – tính từ mặt phẳng tạo âm đến lưng đàn, không phải chiều dầy của gỗ)
- Đàn thường có eo thon, cần đàn ngắn và to bản. Vị trí cần đàn gắn vào thùng đàn là phím 12 (điểm chính giữa của dây đàn).
- Tiếng đàn guitar cổ điển thường trầm và ấm.
Guitar điện:
- Cấu tạo cơ bản giống Guitar cổ điển, tuy nhiên khác biệt chủ yếu nằm ở phía thân đàn.
- Guitar điện có thân đặc và phẳng, so với đàn gỗ dây đàn điện có xu hướng mỏng và dẻo hơn.
- Nó là tổng hợp từ gỗ, kim loại và plastic, chiều dài của đàn từ 97cm – 102 cm.
Lưu ý:
Số tiền bạn bỏ ra mua đàn Guitar không nên dưới 1 triệu và cao quá 80 triệu.
Tuyệt đối không chọn đàn qua vẻ bề ngoài.
Nếu không hiểu gì về đàn hoặc không biết cách thử đàn, cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn cây đàn có giá cao nhất so với số tiền bạn dành để mua nó. Quan trọng nhất là phải ở một cửa hàng uy tín và tin cậy.
Hi vọng những hướng dẫn trên sẽ giúp các bạn phần nào trong việc tìm kiếm đàn Guitar cho riêng mình.